Ometv

Sau hơn 14 năm gắn bó với nghề giáo và những vb9

【vb9】Thầy giáo trẻ vùng quê không để học sinh bỏ học giữa chừng

Sau hơn 14 năm gắn bó với nghề giáo và những học trò dân tộc thiểu số,ầygiáotrẻvùngquêkhôngđểhọcsinhbỏhọcgiữachừvb9 thầy Sáng chia sẻ: "Niềm tự hào của tôi cũng như bao đồng nghiệp khác không đến từ vật chất, thứ hạng hay thành tích mà chính là được nhìn thấy sự trưởng thành, lòng say mê và hạnh phúc trong từng ánh mắt, nhịp đập của học sinh".

Thầy giáo trẻ vùng quê không để học sinh bỏ học giữa chừng - Ảnh 1.

Thầy Sáng là tấm gương của những thế hệ học sinh dân tộc thiểu số ở H.Tiểu Cần, Trà Vinh

Nữ Vương

Hành trình nhiều gian nan

Về Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS - THPT H.Tiểu Cần, chúng tôi được nghe câu chuyện của Nguyễn Tất Được, cậu học trò khuyết tật hai chân bẩm sinh do di chứng chất độc da cam, nhưng giờ đây đã là sinh viên ngành thương mại điện tử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Trò chuyện với chúng tôi, Được cho biết chính nhờ sự động viên, hỗ trợ từ các thầy cô trong trường, đặc biệt là thầy Thạch Ngọc Sáng mà em đã có thêm động lực vượt qua những trở ngại về khiếm khuyết và hoàn cảnh khó khăn để theo đuổi sự học đến hôm nay.

"Thầy Sáng luôn tạo cho tụi em sự vui vẻ, thích thú trong học tập. Thầy động viên thường xuyên, đặc biệt là những lúc em gặp khó khăn hay muốn bỏ cuộc. Thầy thường hay nói với em rằng phải cố gắng, dù thế nào cũng không được bỏ cuộc vì học để có tương lai và thay đổi số phận", Được chia sẻ và cho biết chính nghị lực vươn lên và câu chuyện của thầy Sáng là tấm gương, động lực của nhiều thế hệ học sinh trong trường.

Thầy Sáng là người dân tộc Khmer, sinh ra trong gia đình đông anh em, ba mẹ đều làm nông. Cuộc sống khó khăn nên anh chị đều nghỉ học từ sớm, chỉ một mình thầy quyết tâm bám sự nghiệp đèn sách với mong muốn giúp gia đình thoát khỏi cảnh khổ.

Học hết THPT, thầy Sáng chọn thi vào Trường ĐH Sư phạm Trà Vinh để không phải tốn học phí. Nhà cách trường gần 30 km nên thầy giáo trẻ phải thuê trọ để thuận tiện việc đi học. Cứ thế, sáng đi học, chiều về thầy Sáng xin làm thêm nhiều việc để có tiền trang trải cuộc sống.

Thời điểm đó, mỗi tuần đi làm thêm thầy Sáng được trả công 50.000 đồng, tằn tiện cũng đủ trang trải. Cuối tuần, vì không có tiền đi xe buýt nên thầy đạp xe đạp về nhà mang lên ít gạo, thức ăn để đỡ bớt chi phí. Thầy Sáng nhớ nhất những lần nấu cơm bằng lò xô, đang nấu thì hết dầu nhưng không có tiền mua thêm nên đành nhịn luôn. Khó khăn là thế, nhưng thầy giáo trẻ quyết không bỏ cuộc.

Ra trường, thầy Sáng may mắn được nhận vào Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS - THPT H.Tiểu Cần. Thế nhưng, với đồng lương tập sự ít ỏi chưa đến 1 triệu đồng/tháng, thầy Sáng lo lắng sẽ không theo được nghề giáo.

"Lúc đó mình nghĩ chắc không bám trụ được lâu, phải kiếm một nghề nào khác để làm. Hoàn cảnh khó khăn, nhìn anh chị phải nghỉ học từ sớm đi làm mưu sinh nên mình quyết tâm học hành thành tài để thay đổi gia đình. Nhưng giờ học xong, bản thân còn chưa lo được, lấy gì phụ giúp gia đình nên mình nản lắm. Nhưng nghĩ đến học sinh, các em ở đây đa phần đều rất khó khăn, mình muốn làm điều gì đó để giúp đỡ, hoặc ít nhất cũng sẽ là tấm gương, động lực cho các em", thầy Sáng kể.

Nghề dạy học giống như cuộc chạy đua đường dài

Thầy Sáng quan niệm nghề dạy học giống như một cuộc chạy đua đường dài, thể lực và tài năng không bao giờ là đủ cho hành trình vạn dặm, mà đòi hỏi người đua phải có niềm đam mê, lòng quyết tâm và một tinh thần bền bỉ để vượt qua những thử thách trắc trở, gập ghềnh. Và trên hành trình đó, thầy ví bản thân như một vận động viên đã có nhiều nỗ lực và phấn đấu.

Thầy giáo trẻ vùng quê không để học sinh bỏ học giữa chừng - Ảnh 2.

Đoàn công tác của chương trình Chia sẻ cùng thầy cô về thăm, tặng quà và động viên giáo viên, học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS - THPT H.Tiểu Cần

Nữ Vương

Thầy giáo trẻ rất trăn trở về tình trạng học sinh của trường thường bỏ học giữa chừng, nhất là sau mỗi kỳ nghỉ hè, các em nghỉ học rất nhiều.

"Nghỉ hè, các em theo ba mẹ lên thành phố mưu sinh, làm được đồng tiền nên ham và thế là bỏ học. Mình và các thầy cô trong trường phải đi vận động từng em. Thậm chí nhiều gia đình còn không có điện thoại để liên hệ, mình phải thông qua người thân, hoặc quen biết các kiểu để được nói chuyện, làm công tác tư tưởng với ba mẹ các em. Mình dùng ngôn từ của người dân tộc thiểu số, nói chuyện nhẹ nhàng, gần gũi nên phụ huynh cảm nhận được. Sau nhiều lần động viên thì ba mẹ đã cho các em trở lại trường", thầy Sáng kể.

Không chỉ làm việc tư tưởng với phụ huynh, thầy Sáng còn phải thường xuyên trò chuyện và động viên học trò của mình. "Mình đã trải qua những khó khăn đó nên biết và hiểu được cảm nhận của các em. Khó khăn có khi các em muốn bỏ cuộc, những lúc như thế, mình lấy câu chuyện của chính bản thân để động viên và tạo động lực cho học trò phấn đấu vươn lên", thầy giáo trẻ bày tỏ.

Tạo không gian để học trò sáng tạo

Hiện, thầy Sáng đảm nhận bộ môn giáo dục quốc phòng an ninh và nghệ thuật của trường. Là một người đam mê nhạc cụ dân tộc nên trong quá trình giảng dạy môn nghệ thuật, thầy luôn vận dụng sáng tạo và tìm mọi cách lồng ghép để học sinh được tiếp cận.

"Trong chương trình dạy chính khóa thì phần nhạc cụ dân tộc chỉ được giới thiệu sơ qua. Nhưng mình nhận thấy chúng ta có nhiều nhạc cụ dân tộc rất hay, tại sao không đưa vào dạy cho các em. Thế là mình tận dụng những giờ dạy nhạc, xen được phần nào thì đưa vào để học sinh tiếp cận với nhạc cụ dân tộc. Từ khi áp dụng như vậy, mình thấy các em thích thú lắm", thầy Sáng kể.

Thầy giáo trẻ vùng quê không để học sinh bỏ học giữa chừng - Ảnh 3.

Nhờ sự hướng dẫn tận tình và tâm huyến của thầy Sáng, học sinh của trường đã đạt được rất nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi về biểu diễn nhạc cụ dân tộc của huyện, tỉnh

Để học sinh dễ tiếp cận, thầy Sáng đã rất sáng tạo trong quá trình dạy. "Nhạc cụ dân tộc thường chỉ chơi được thang 5 âm, nhưng mình sáng tạo thêm, đánh lái để những âm 7 của nhạc phương Tây cũng có thể chơi được. Từ chỗ đó, các em vừa chơi nhạc cụ dân tộc nhưng vẫn hòa âm được với nhạc cụ phương Tây", thầy nói.

Thầy Thạch Thành Quang, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS - THPT H.Tiểu Cần, cho biết thầy Sáng là một trong những tấm gương sáng của trường. "Thầy Sáng là giáo viên rất có năng lực và phẩm chất tốt. Thầy chủ động đổi mới trong phương pháp giảng dạy phù hợp với luật Giáo dục 2019 và Chương trình đổi mới giáo dục 2018. Hiện tại, ở trường dạy song song hai chương trình giáo dục (2016 và 2018 -PV), trong quá trình thực hiện, thầy Sáng đã sử dụng đan xen và vận dụng rất sáng tạo giữa hai phương pháp dạy", thầy Quang nhận xét.

Với thầy Sáng, việc để cho học trò luôn có không gian sáng tạo là cách tốt nhất giúp các em phát triển mỗi ngày. "Trong lúc dạy nhạc, mình thường nói "Thầy làm như thế các em nghe có hay không?", nhưng là để gợi mở và có em sẽ nói "Thầy ơi, con có thể làm hay hơn nữa". Và mình cho các em thỏa sức sáng tạo. Từ đó kích thích được sự sáng tạo của học sinh, không cần giống mình vì nếu như vậy sẽ là bản sao của thầy chứ không phải là các em nữa".

Thầy Sáng là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023 do Bộ GD-ĐT, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN và Tập đoàn Thiên Long tổ chức. 

Thầy giáo trẻ vùng quê không để học sinh bỏ học giữa chừng - Ảnh 3.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap